Chúng ta không tham gia các FTA không được. Tình thế buộc chúng ta làm vậy.
Giới thiệu Cơ bản về TPP - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
Giới thiệu Cơ bản về TPP - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
TPP ảnh internet |
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ hạn chế thương mại (thuế quan và các biện pháp sau biên giới) đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư; xây dựng quy chuẩn chung với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, lao động, đầu tư, chính sách cạnh tranh; xây dựng các quy tắc điều tiết của chính phủ một cách hợp lý nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư giữa các nước.
Dự kiến TPP sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, với dân số gần 1 tỷ người và tổng sản phẩm chung đạt 29.000 tỷ USD, sẽ ảnh hưởng đến gần 40% sản lượng kinh tế toàn cầu.
TPP tác động tích cực đối với Việt Nam
- TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định.
- Quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam.
- Cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn.
- Với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngoài ra, do TPP hướng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như tăng cường cải cách hành chính.
Thách thức đối với Việt Nam
Thực tế thì nó sẽ còn khốc liệt hơn chúng ta nghĩ vì các FTA sẽ còn tác động đến các tổ chức chính trị, xã hội mà lâu nay chúng ta nghĩ nó là duy nhất của Việt Nam.
Bên cạnh các yếu tố tích cực đã nêu ở trên, việc tham gia vào TPP cũng tiềm ẩn một số thách thức, trong đó được nói tới nhiều nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất phát từ việc giảm thuế nhập khẩu về 0%, mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP. Trong thực tế, thách thức về sức ép cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu về 0% là có nhưng không lớn, bởi trong số 11 đối tác TPP hiện tại, nước ta đã có quan hệ FTA - Hiệp định thương mại tự do với 7 nước, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Australia, Chile, New Zealand, Nhật Bản.
Bên cạnh các yếu tố tích cực đã nêu ở trên, việc tham gia vào TPP cũng tiềm ẩn một số thách thức, trong đó được nói tới nhiều nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất phát từ việc giảm thuế nhập khẩu về 0%, mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP. Trong thực tế, thách thức về sức ép cạnh tranh do giảm thuế nhập khẩu về 0% là có nhưng không lớn, bởi trong số 11 đối tác TPP hiện tại, nước ta đã có quan hệ FTA - Hiệp định thương mại tự do với 7 nước, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Australia, Chile, New Zealand, Nhật Bản.
Những ngành sản xuất của Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đường. Các ngành bị tác động tương đối mạnh bao gồm thực phẩm chế biến, rượu và hóa phẩm tiêu dùng. Các mặt hàng vốn vẫn được bảo hộ cao như muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy…
Theo các chuyên gia kinh tế, và nhất là theo luật sư Eric C. Emerson (Hãng luật Steptoe & Johnson), có ba thách thức với nước Việt khi tham gia TPP.
Thứ nhất là lĩnh vực pháp lý. Do hệ thống các quy định của VN nhìn chung còn kém phát triển.Thứ hai, các ngành công nghiệp địa phương của VN cần cam kết giảm thuế, tăng sự cạnh tranh nhập khẩu. Thứ ba, kinh tế VN sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Thỏa mãn những yêu cầu này sẽ là thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.
Tóm tắt tiến trình đàm phám và thực thi TPP
Vòng đàm phán đầu tiên của TPP diễn ra vào tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ, vòng đàm phán cuối từ 28/7/2015. Sau 5 năm, số quốc gia tham gia đàm phán hiệp định này đã lên tới 12 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Vòng đàm phán 4 ngày (28-31/7/2015) vừa diễn ra ở đảo Maui ở Hawaii có sự tham gia của 650 nhà đàm phán, 150 nhà báo và hàng trăm người có lợi ích liên quan. Họ đã không thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với các công ty dược phẩm cũng như tiếp cận với thị trường nông nghiệp. Đàm phán đã giải quyết được đến 98% rơi vào bế tắc, phải đợi đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2017 mới có thể ký được TPP.
Việt Nam đón 7 tác động từ TPP
Những nội dung chính của hiệp định TPP
Việt Nam đón 7 tác động từ TPP
Những nội dung chính của hiệp định TPP
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Hiện tại Việt Nam đã ký kết 11 FTA, đang đàm phán 5 FTA (trong đó có TPP), đang xem xét 1 FTA.
Xem thêm về Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Nguyễn Văn Bách sưu tầm