Hợp đồng BTL

NGUYỄN VĂN BÁCH
6/27/2022

Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tưBãi bỏ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Hợp đồng BTL được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/06/2018, nội dung này được quy định như sau:
Hợp đồng BTL (hay được gọi là Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Trong mô hình BTL, Chính Phủ trợ cấp cho các nhà đầu tư dưới hình thức thanh toán tiền thuê dịch vụ trong suốt thời gian dự án để bù đắp rủi ro về nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, hợp đồng BTL là mô hình PPP tương đối mới (so với hợp đồng BOT) và được bắt đầu áp dụng tại Hàn Quốc từ năm 2005, do đó vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, hợp đồng BTL trong các dự án giao thông (cụ thể là đường sắt) không phổ biến như trong các dự án xây dựng công trình công cộng như trường học, bệnh viện, ký túc xá, nhà ở quân đội, v.v.
Thiết kế mặt cắt, hướng tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên



Hợp Đồng Xây Dựng - Chuyển Giao - Cho Thuê Theo Nghị định 15, hợp đồng BTL được định nghĩa là hợp đồng được ký giữa CQNNCTQ và một hoặc nhiều nhà đầu tư để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình dự án cho CQNNCTQ và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định. CQNNCTQ thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ kể từ ngày đưa công trình vào kinh doanh thương mại theo các điều khoản hợp đồng. Hợp đồng BTL được thiết kế để cho phép nhà đầu tư thu hồi giá trị đầu tư và thu lợi nhuận hợp lý bằng các khoản thanh toán cố định từ CQNNCTQ.

Đối với mô hình BTL thông thường, Chính Phủ sẽ chịu rủi ro về nhu cầu sử dụng của dự án (ví dụ: sai lệch giữa nhu cầu dự báo và nhu cầu thực tế). Điều này khác biệt với hợp đồng BTO/BOT, trong đó khu vực tư nhân sẽ chịu hầu hết các rủi ro về nhu cầu. Ví dụ, rủi ro về nhu cầu giao thông trong hợp đồng BTO thu phí đường bộ hầu hết do khu vực tư nhân chịu, trong khi đó, ví dụ, trong dự án BTL thuộc lĩnh vực giáo dục như xây dựng trường tiểu học và trung học phổ thông, Chính Phủ sẽ chịu rủi ro khi số lượng học sinh và việc sử dụng các trang thiết bị của giáo viên giảm. Để giảm thiểu chi phí cho Chính Phủ, mô hình BTL sẽ được xem xét khi nhu cầu sử dụng công trình dự án ổn định và dự báo nhu cầu dễ thực hiện. Ví dụ về các dự án đường sắt sử dụng mô hình BTL được tìm thấy tại Hàn Quốc.

Hợp Đồng Xây Dựng - Cho Thuê - Chuyển Giao Tương tự với mô hình BTL, hợp đồng BLT được định nghĩa là hợp đồng được ký giữa CQNNCTQ và một hoặc nhiều nhà đầu tư để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định. CQNNCTQ sẽ thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư dựa trên chất lượng dịch vụ theo điều khoản hợp đồng; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho CQNNCTQ.33 Điểm khác biệt giữa mô hình BLT và BTL là trong hợp đồng BLT, việc chuyển giao công trình dự án sẽ được thực hiện vào thời điểm kết thúc hợp đồng.

Xem thêm