Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP, thu nhập bình quân đầu người GDP

NGUYỄN VĂN BÁCH
10/10/2015

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi một tỉnh/thành phố. Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá thực tế) dùng để nghiên cứu cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội của mỗi tỉnh/thành phố. Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh) dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của các ngành, các loại hình, các khu vực và toàn bộ các hoạt động sản suất trên địa bàn tỉnh/ thành phố, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra trong kỳ. Phân biệt GRDP với GDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP
Ảnh minh họa - NVB


Phương pháp tính 
- Theo giá thực tế Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn Phương pháp sản xuất:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng (
+) thuế nhập khẩu trừ (
-) trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố. Công thức tính:
GRDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành 
+ Thuế nhập khẩu của tỉnh/thành phố 
- Trợ cấp sản xuất Phương pháp thu nhập:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc, thiết bị. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố:
thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố. Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn = Thu nhập của người lao động từ sản xuất 
+ Thuế sản xuất, (đã trừ phần trợ cấp sản xuất) 
+ Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất 
+ Thặng dư hoặc thu nhập hỗn hợp Phương pháp sử dụng:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng của 3 yếu tố:
tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường trú trong tỉnh/thành phố. Công thức tính có dạng như sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn = Tiêu dùng cuối cùng 
+ Tích luỹ tài sản 
+ Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất. 
- Theo giá so sánh Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chí phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).

Tổng thu nhập hộ gia đình (dân cư)

- Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Thu nhập của hộ bao gồm:

(1) Thu từ tiền công, tiền lương;

(2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

(3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

(4) Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…

Các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu nợ, thu bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

- Tổng thu nhập hộ gia đình là tổng thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn.

Trên phạm vi cấp tỉnh, GRDP được tính theo phương pháp sản xuất. Theo đó, GRDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các hoạt động kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm, cụ thể:

GRDP = Giá trị tăng thêm (VA) + Thuế SP - Trợ cấp SP

Trong đó:

Giá trị tăng thêm (VA) tính theo phương pháp giá cơ bản bao gồm:

-         Thu nhập của người lao động;

-         Thu nhập hỗn hợp;

-         Khấu hao tài sản cố định;

-         Giá trị thặng dư.

Thuế sản phẩm bao gồm:

-         Thuế VAT hoạt động sản xuất KD trong nước;

-         Thuế tiêu thụ đặc biệt hoạt động SX kinh doanh trong nước;

-         Thuế xuất khẩu;

-         Thuế nhập khẩu;

-         Thuế VAT hàng nhập khẩu;

Trợ cấp sản phẩm hay trợ cấp cho sản xuất là khoản tiền mà Ngân sách Nhà nước cấp cho: (1) các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh để họ giữ giá hoặc giảm giá bán sản phẩm của đơn vị cho người tiêu dùng, qua đó góp phần ổn định mức tiêu dùng của mọi người; (2) các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn suy thoái nhằm giúp các cơ sở tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp thứ nhất, trợ cấp sản xuất là công cụ để tái phân phối thu nhập thông qua việc giảm giá bán những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của nhóm gia đình có thu nhập thấp. Việc phân phối còn lại được thực hiện thông qua trợ cấp thu nhập trực tiếp.

Phân biệt Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người thực hiện cấp tỉnh

Về khái niệm, ý nghĩa và mục đích sử dụng

GRDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) tính bình quân cho một người dân; được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) chia cho dân số trung bình.

GRDP bình quân đầu người là chỉ tiêu quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI).

Thu nhập bình quân đầu người phản ánh kết quả thu nhập, mức sống và sự phân hóa giàu nghèo của các tầng lớp dân cư, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân; không sử dụng tính HDI.

Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn (tổng thu nhập dân cư) trong 1 năm chia cho dân số trung bình của địa bàn.

Về nội dung, phương pháp tính toán

Các yếu tố của 2 chỉ tiêu này khác nhau ở chỗ giữa một bên là giá trị mới được sáng tạo ra trên lãnh thổ, không phân biệt quyền sở hữu hay quyền sử dụng (GRDP); một bên là thu nhập thuộc quyền sở hữu và sử dụng của dân cư sinh sống trên lãnh thổ, không phân biệt xuất xứ (tổng thu nhập dân cư).

Để biểu hiện mối quan hệ giữa GRDP và tổng thu nhập dân cư của tỉnh bằng mô hình (biểu đồ Ven), cần có một số giả định để đơn giản hóa vấn đề như sau:

- Thu của người lao động, bao gồm:

+ Tiền công, tiền lương và các khoản tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các khu vực kinh tế trong tỉnh đều do người lao động là cư dân trong tỉnh được hưởng toàn bộ (thực tế có chênh lệch giữa thu nhập của lao động là người trong tỉnh làm việc ngoài tỉnh gửi về và thu nhập của người ngoài tỉnh làm việc trong tỉnh gửi ra).

+ Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận) của các cơ sở kinh tế trên địa bàn thuộc sở hữu của cư dân trong tỉnh (trong hạch toán GRDP thuộc thặng dư).

- Thặng dư: Bao gồm thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế trên địa bàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh và của các tổ chức khác (không phải hộ gia đình hoặc cá nhân các thành viên hộ gia đình).

- Thu nhập sở hữu: Toàn bộ thu nhập sở hữu thuần của các nhân tố vốn, tài sản; cho thuê, mướn quyền sử dụng, bản quyền sáng chế, nhãn mác,… do cư dân trong tỉnh được quyền sử dụng.

- Thu chuyển nhượng hiện hành: Toàn bộ chuyển nhượng hiện hành thuần đều làm tăng thu nhập của cư dân trong tỉnh với mục đích để chi tiêu dùng cuối cùng.

- Các khoản thuế, khấu hao tài sản cố định hiểu theo nội hàm tính GRDP. 

Sơ đồ mối quan hệ giữa GRDP và tổng thu nhập dân cư


Trong sơ đồ trên, hình elip bên trái (đường mầu đỏ) thể hiện GRDP; hình elip bên phải (đường mầu xanh) thể hiện tổng thu nhập dân cư. Chúng chỉ có một phần chung duy nhất là thu của người lao động - phần giao của 2 elip. Được tính trong GRDP nhưng không tính trong tổng thu nhập dân cư là thuế sản xuất (thu của Nhà nước), khấu hao tài sản cố định (các đơn vị kinh tế tính vào chi phí để tái đầu tư) và thặng dư (với giả định trên là phần thu của doanh nghiệp, nhà đầu tư). Ngược lại, tổng thu nhập dân cư lại bao gồm cả phần thu nhập sở hữu và chuyển nhượng hiện hành không được tính vào GRDP.

Tổng sản phẩm quốc nội sẽ bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất –-nhập khẩu của một đất nước.

GDP = C + I + G + NX.

Trong đó:

+ C: là tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó.

+ I: là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư.

+ G: là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ.

+ NX: là xuất khẩu ròng (tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu), thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong quốc gia đó

– Phương pháp thu nhập:

Xét về góc độ thu nhập, tổng sản phẩm quốc nội sẽ bao gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Trong đó:

+ W: là tiền lương.

+ R: là tiền thuê.

+ I: là tiền lãi

+ Pr: là lợi nhuận.

+ Ti: là các khoản thuế đánh vào dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).

+ De: là khấu hao tài sản cố định.

Ý nghĩa của chỉ số GDP:

Đối với một quốc gia, chỉ số tổng sản phẩm quốc nội có ý nghĩa rất lớn. Theo đó:

– Tổng sản phẩm quốc nội là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.

– Sự suy giảm chỉ số tổng sản phẩm quốc nội sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.

– Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người sẽ cho chúng ta biết mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.

Xem thêm