Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

NGUYỄN VĂN BÁCH
8/26/2012



Để quản lý dự án, người Giám đốc dự án phải quản lý các nhiệm vụ cốt lõi như:

  • Quản lý chất lượng;
  • Quản lý khối lượng;
  • Quản lý tiến độ;
  • Quản lý an toàn lao động và vệ sinh mội trường xây dựng;
  • Quản lý chi phí
Tuy nhiên, để hoàn thành những nhiệm vụ cốt lõi, yêu cầu Giám đốc dự án phải có thêm những kiến thức hỗ trợ như:

  • Quản lý rủi ro của dự án;
  • Quản lý truyền thông trong dự án;
  • Quản lý nguồn nhân lực;
  • Quản lý sự thay đổi trong dự án;
  • Quản lý khiếu nại;
  • Các kỹ năng mềm như: Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng lãnh đạo …

Đây là những lĩnh vực mà hầu hết các dự án tư nhân hoặc do nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đều đưa vào quản lý dự án nhằm mục đích để dự án đầu tư không chỉ đảm bảo thực hiện đúng Luật Xây dựng mà còn phải có hiệu quả trong đầu tư.

Hơn nữa, để phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO, tất cả các lĩnh lực quản lý dự án xây dựng đều được thiết lập thành những Qui trình quản lý phù hợp với hệ thống và theo đó là những form mẫu, checklists để kiểm soát chất lượng có hiệu quả cao, giúp cho dự án đều quản lý giống nhau, và người kém nhất cũng có thể làm được.

Không chỉ có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về xây dựng, còn phải được cập nhật những kiến thức mới mẻ về kỹ năng quản lý toàn diện dự án một cách chuyên nghiệp, nêu lên được những rủi ro cho dự án mà Giám đốc dự án phải có cách phòng ngừa để giảm thiểu tác động của nó tới dự án.






 

Xem thêm