Kinh nghiệm khảo sát thiết kế tại khu vực có địa hình và địa chất gây nguy cơ sạt lở cao

NGUYỄN VĂN BÁCH
8/05/2012

Nếu khu vực được cấu tạo bởi các dãy núi rất cao, sườn núi có độ dốc ngang lớn (30 độ - 45 độ) bị phân cắt mạnh bởi các khe, suối. Tuyến đi trên kiểu địa hình bám theo sườn núi và chạy quanh co với các bán kính cong nhỏ. Phủ trên kiểu địa hình này là các loại đất đá có nguồn gốc sườn tàn tích với thành phần là sét, sét pha màu nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng đôi chỗ lẫn dăm sạn và đá tảng. Bề dày của tầng phủ biến đổi mạnh theo bề mặt của địa hình từ 0,5 đến lớn hơn 5,0m. Địa chất là đá gốc bao gồm các loại đá phiến sét xen lẫn đá bột kết đôi chỗ kẹp túi vôi. Các thành tạo đá gốc này lộ rõ tại taluy dương của tuyến đường cũ và lộ ra trên bề mặt tại một số khe suối cắt ngang trên tuyến. Đá gốc lộ ra đều bị phong hoá với mức độ phong hoá thay đổi từ trung bình đến mạnh, có nơi rất mạnh. Nguy cơ sạt lở trong quá trình thi công là rất cao khi thiết kế nền đường đào có chiều cao 14 - 30m, dốc ngang 1/0.75, có rãnh đỉnh;


Giải pháp xử lý: sử dụng neo, tránh tuyến cục bộ… giải pháp thiết kế phù hợp trong quá trình thi công là: Hót sụt, đào cắt cơ giảm tải mái dốc và làm rãnh thoát nước mặt, ốp mái bảo vệ taluy, xây tường chắn.

Xem thêm