Biên bản vi phạm hành chính (Mẫu Biên bản số 01 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình với mức tiền phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức và các trường hợp vibphạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm).
Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (Mẫu Biên bản số 06 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt)
Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu Biên bản số 15 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong trường khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây: Có hay không có vi phạm hành chính; Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính; Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành hính gây ra; Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt).
Quyết định xử phạt hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (Mẫu Quyết định số 01 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ).
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu Quyết định số 02 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính)
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (Mẫu Quyết định số 10 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính).
Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Mẫu Quyết định số 13 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản).
Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu Quyết định số 29 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính)
Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ( Mẫu quyết định số 30 kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP)
(Mẫu này được sử dụng để người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao quyền cho cấp phó, việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác).
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét