Theo Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-11-2004 của Bộ Tài nguyên – môi trường:
+ Đất trồng cây hằng năm khác là đất chuyên trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (1) năm, chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không dùng trong chăn nuôi.
+ Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm, từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hằ̀ng năm, nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như cây thanh long dứa, nho…
2. Đất màu, đất vườn:
Theo Luật đất đai năm 2003, không phân loại đất là đất màu hay đất vườn. Do đó không có một định nghĩa có tính pháp lý cho hai (02) khái niệm trên. Nhưng theo Từ điển tiếng Việt, có thể hiểu đất màu, đất vườn như sau:
+ Đất màu là đất ở vùng khô chuyên trồng các loại cây hoa màu như khoai, lạc, đậu thay vì cây lúa.
+ Đất vườn là đất để trồng cây cối, rau cỏ.
3. Đất nông nghiệp:
Căn cứ khoản 1 điều 13 Luật đất đai 2003 và theo hướng dẫn tại thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-11-2004 của Bộ Tài nguyên – môi trường, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
a. Đất trồng cây hằ̀ng năm gồm đất trồng lúa, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi, đất trồng cây hằ̀ng năm khác.
b. Đất trồng cây lâu năm.
c. Đất rừng sản xuất gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
d. Đất rừng phòng hộ gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
e. Đất rừng đặc dụng gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
f. Đất nuôi trồng thủy sản gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
g. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.