Thủ tục đầu tư (Phần II)

NGUYỄN VĂN BÁCH
6/17/2012

CHƯƠNG III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1. Giao đất và cho thuê đất:
a) Đối với các dự án sử dụng đất công, sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư lựa chọn một trong hai hình thức là thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để lập thủ tục thuê đất hoặc giao đất.
b) Đối với đất do các tổ chức và cá nhân khác đang sử dụng, sau khi đăng ký đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thuê, hợp tác đầu tư hoặc nhận sang nhượng với các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp để thực hiện dự án. Nhà nước giúp nhà đầu tư về mặt pháp lý, hỗ trợ và tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
c) Nhà nước đảm bảo và khuyến khích quyền tự đầu tư trên đất đang sử dụng trong trường hợp đất thuộc diện thu hồi để đầu tư dự án có mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc xây dựng kinh doanh nhà ở theo Điều 42 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi chung là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP), cụ thể:
Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để đầu tư dự án có mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc xây dựng kinh doanh nhà ở mà người đang sử dụng đất (hoặc nhiều người đang sử dụng đất liền nhau) có đơn xin đầu tư và có các đủ điều kiện sau đây thì được quyền tự đầu tư hoặc chọn tổ chức, cá nhân để góp vốn lập dự án đầu tư:
- Có diện tích đang sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng, phù hợp với quy mô công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Có dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về dự án đầu tư;
- Có đủ khả năng để thực hiện dự án đầu tư đảm bảo đạt yêu cầu và tiến độ theo dự án đã được chấp nhận.
2. Giá giao đất, giá cho thuê đất:
a) Giá giao đất của các dự án đầu tư được tính theo giá thị trường trong điều kiện bình thường của từng loại đất tại thời điểm giao đất (trừ các trường hợp đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án); do Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
b) Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước:
Căn cứ giá đất do UBND tỉnh công bố hàng năm và khung tỷ lệ đơn giá thuê đất, thuê mặt nước do UBND tỉnh quy định:
- Giám đốc Sở Tài chính quyết định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân trong nước.
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước là hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Đơn giá thuê mặt đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được ổn định 5 năm. Hết thời hạn ổn định, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND cấp huyện điều chỉnh đơn giá thuê đất, thuê mặt nước áp dụng cho thời hạn tiếp theo.

Điều 20. Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư

1. Về giải phóng mặt bằng, tái định cư, tái định canh
a) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, tái định canh (nếu có) phải lập cùng lúc với dự án đầu tư.
Thực hiện giải phóng mặt bằng đồng loạt, dứt điểm đối với từng cụm, khu vực theo hạng mục công trình và làm thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất để nhà đầu tư triển khai dự án theo tiến độ đầu tư đã xác định trong giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với những dự án sử dụng đất có kết hợp giữa bồi thường giải phóng mặt bằng và giao hoặc cho thuê đất công sản, khi có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, tái định canh được phê duyệt thì lập thủ tục giao ngay phần đất công để nhà đầu tư triển khai dự án và tính thời hạn thực hiện đầu tư kể từ khi giao đất này. Nhà nước tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng để giao phần đất còn lại khi nhà đầu tư triển khai đầu tư.
b) Việc sử dụng đất để xây dựng các hạng mục công trình trên đất mà chưa được xác định trong quyết định giao đất, cho thuê đất đều phải lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo trình tự quy định. Các dự án sử dụng rừng và đất rừng, nếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chặt hạ cây rừng để giải phóng mặt bằng thì thực hiện một trong các phương thức sau:
- Khuyến khích nhà đầu tư đền bù giá trị rừng trên đất, nhà đầu tư tự tổ chức khai thác, giải phóng mặt bằng theo giấy phép khai thác được cấp và được sử dụng lâm sản thu được qua khai thác.
- Đối với trường hợp giá trị lâm sản thu được đảm bảo bù đắp chi phí khai thác và nộp thuế, giao chủ rừng tổ chức khai thác, tiêu thụ lâm sản và nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Đối với trường hợp giá trị lâm sản thu được không đủ bù đắp chi phí khai thác và nộp thuế, nhà đầu tư tự tổ chức khai thác, giải phóng mặt bằng theo giấy phép được cấp và bàn giao toàn bộ lâm sản thu được cho chủ rừng để tiêu thụ, nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Đối với rừng trồng chưa đến chu kỳ khai thác, nhà đầu tư phải đền bù giá trị rừng trồng.
c) Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng khu tái định cư, tái định canh phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng.
- Đối với những dự án có tổ chức tái định cư, tái định canh mà số lượng bố trí tái định cư, tái định canh ít, nhỏ lẻ thì bố trí vào các khu tái định cư, tái định canh do Nhà nước xây dựng;
- Đối với những dự án có tổ chức tái định canh, tái định cư với số lượng lớn, quy mô tập trung thì chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng khu tái định canh, tái định cư.
- Đối với những dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước có tổ chức tái định cư, tái định canh, chủ dự án có trách nhiệm thay mặt Nhà nước xây dựng khu tái định canh, tái định cư.
2. Về kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, tái định canh
a) Đối với dự án đầu tư trong khu, cụm công nghiệp do Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng, Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhà nước khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư ứng trước kinh phí bồi thường và sẽ được trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.
b) Đối với nhà đầu tư được giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có thu tiền thuê đất mà dự án không thuộc địa điểm quy định tại điểm a khoản này thì nhà đầu tư có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước; mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp. Chi phí bồi thường, hỗ trợ về hoa màu, vật kiến trúc, các khoản hỗ trợ khác, chi phí tổ chức giải phóng mặt bằng, tái định cư nhà đầu tư không được khấu trừ và được tính vào vốn đầu tư của dự án.
c) Đối với nhà đầu tư được giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất mà được miễn tiền thuê đất mà dự án không thuộc địa điểm quy định tại điểm a khoản này thì nhà đầu tư có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được tính vào vốn đầu tư của dự án.
d) Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì không phải trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. UBND tỉnh Lâm Đồng khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư ứng trước kinh phí bồi thường và sẽ được trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.
3. Ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng
a) Đối với các dự án xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, nhà đầu tư phải phải tạm ứng cho ngân sách Nhà nước ít nhất 500 triệu đồng/ha để Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án.
b) Đối với các dự án không thuộc điểm a nêu trên, nhà đầu tư phải thực hiện việc ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho Nhà nước như sau:
- Đối với dự án trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp dưới tán rừng: giá trị ứng trước bằng 1% (một phần trăm) tổng mức đầu tư của dự án.
- Đối với dự án sản xuất nông nghiệp: giá trị ứng trước bằng 2% (hai phần trăm) tổng mức đầu tư của dự án.
- Đối với các dự án khác: giá trị ứng trước bằng 5% (năm phần trăm) tổng mức đầu tư của dự án.
- Đối với dự án mà nhà đầu tư thực hiện trên diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình thì không phải nộp ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
c) Thời gian ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải nộp trước 50% số kinh phí nêu tại điểm a, b khoản này.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư phải nộp 50% số tiền nêu tại điểm a, b còn lại.
d) Kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư ứng trước được nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh đối với dự án do UBND tỉnh thỏa thuận địa điểm đầu tư, được nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt đối với dự án do UBND cấp huyện thỏa thuận địa điểm đầu tư.
đ) Kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư ứng trước được tính vào tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư phải chi trả, ứng trước theo khoản 2 điều này được khấu trừ theo quy định.
e) Sau 8 tháng, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho Nhà đầu tư mà do lỗi của Nhà nước thì Nhà nước bồi thường lãi suất đối với số tiền mà nhà đầu tư đã ứng trước. Mức lãi suất bồi thường được tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước ban hành được áp dụng tại thời điểm bồi thường.

Điều 21. Trình tự thủ tục thuê, giao đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn đối với trường hợp đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng

Đối với dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất trong trường hợp đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không cần giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư lập hồ sơ xin thuê đất hoặc giao đất với thủ tục như sau:
1. Thành phần hồ sơ: 02 bộ, bao gồm:
a) Đơn xin giao đất, thuê đất;
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp dự án chỉ đăng ký đầu tư mà không yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư) hoặc văn bản khác có giá trị tương đương; các văn bản về thoả thuận bồi thường với người đang sử dụng đất đối với trường hợp tự thỏa thuận bồi thường.
c) Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thì phải có giấy phép kèm bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
d) Trường hợp là đất lâm nghiệp, phải có hồ sơ kiểm kê tài nguyên rừng kèm theo văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
đ) Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với các dự án đã được Nhà nước giao hoặc cho thuê trước đó.
e) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có): Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thuê đất.
2. Thời gian và quy trình giải quyết:
a) Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Thời gian giải quyết: không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định của UBND tỉnh, lập tờ trình và chuyển hồ sơ về UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh): 16 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh ký ban hành và trả kết quả cho Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày;
- Sở Tài nguyên và Môi trường trả hồ sơ cho nhà đầu tư: 01 ngày.

Điều 22. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng (đối với các trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo quy định của pháp luật)

1. Thành phần hồ sơ: Như quy định tại khoản 1, Điều 21 quy định này.
2. Quy trình và thời gian giải quyết:
a) Bước 1: Chấp thuận phạm vi ranh giới, diện tích: thời gian không quá 20 ngày làm việc.
- Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra, trích lục bản đồ địa chính và trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) thỏa thuận phạm vi, ranh giới, diện tích: 16 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh ký văn bản thỏa thuận phạm vi ranh giới và trả hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường (đồng thời gửi UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan): 03 ngày;
- Sở Tài nguyên và Môi trường trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày;
- Sau khi nhận được văn bản chấp thuận phạm vi ranh giới, diện tích; UBND cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất; UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm niêm yết công khai chủ trương thu hồi đất tại trụ sở UBND cấp xã và tại các địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất, thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã (ở những nơi có hệ thống truyền thanh).
b) Bước 2: Lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi chung là phương án tổng thể):
- Lập phương án tổng thể: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Phương án tổng thể có các nội dung chính sau (theo khoản 1 Điều 51 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định):
+ Các căn cứ để lập phương án;
+ Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản có trên đất;
+ Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;
+ Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, dự kiến khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;
+ Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề;
+ Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
+ Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
+ Dự toán kinh phí thực hiện phương án;
+ Nguồn kinh phí thực hiện phương án;
+ Tiến độ thực hiện phương án.
- Cơ quan phê duyệt phương án:
+ UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể đối với các dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 20 tỷ đồng thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm và đối với các dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 10 tỷ đồng thuộc địa bàn các huyện còn lại trong tỉnh;
+ UBND thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm phê duyệt phương án tổng thể đối với các dự án thuộc địa bàn địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 20 tỷ đồng trở xuống;
+ UBND các huyện còn lại phê duyệt phương án tổng thể đối với các dự án thuộc địa bàn địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 10 tỷ đồng trở xuống;
- Cơ quan thẩm định phương án:
+ Sở Tài chính thẩm định phương án tổng thể đối với các trường hợp do UBND tỉnh phê duyệt;
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định phương án tổng thể đối với các trường hợp do UBND cấp huyện phê duyệt.
- Thời gian: không quá 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Quy trình giải quyết:
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh:
Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án và trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) phê duyệt: 15 ngày;
Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và trả hồ sơ cho Sở Tài chính: 6 ngày;
Sở Tài chính trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày;
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Tài chính - Kế hoạch: 01 ngày.
Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định phương án, trả kết quả thẩm định về Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: 15 ngày;
+ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phối hợp Văn phòng UBND cấp huyện trình phê duyệt, trả kết quả: 06 ngày làm việc.
c) Bước 3: Thông báo về việc thu hồi đất:
- Không quá 3 ngày sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi nêu trong phương án tổng thể.
- Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề đạt hoặc yêu cầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giải thích về những nội dung đã được thông báo nêu trên.
d) Bước 4: Quyết định thu hồi đất:
- Sau 20 ngày, kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm c khoản này, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp ban hành quyết định thu hồi đất;
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND cùng cấp có trách nhiệm xem xét, ký quyết định thu hồi đất;
- Trong trường hợp khu đất bị thu hồi vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND tỉnh, vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND cấp huyện thì UBND tỉnh ra quyết định thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất trên khu đất và ra quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình; 
- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất chung của UBND tỉnh, UBND cấp huyện nơi có đất ra quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình.
đ) Bước 5: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai:
Sau khi có quyết định thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền trên đất và xác định nguồn gốc đất đai.
Trình tự, thủ tục kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai thực hiện theo Điều 55 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
+ Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện những hộ có đất bị thu hồi) có trách nhiệm lập phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án bồi thường). Nội dung phương án bồi thường theo điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
+ Lấy ý kiến về phương án bồi thường:
Sau khi lập xong phương án bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lấy ý kiến về phương án bồi thường.
Phương thức, địa điểm, thời gian lấy ý kiến, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
+ Hoàn chỉnh phương án bồi thường:
Hết thời hạn niêm yết và lấy ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hoàn chỉnh phương án bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
e) Bước 6: Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
- Thành phần hồ sơ: 2 bộ, gồm:
+ Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường;
+ Phương án bồi thường;
+ Đĩa mềm dữ liệu chi tiết về chi phí bồi thường, hỗ trợ của từng hộ dân (đơn vị) bị thu hồi đất.
- Cơ quan phê duyệt phương án:
+ UBND tỉnh phê duyệt phương án đối với các dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 20 tỷ đồng thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm và đối với các dự án có tổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 10 tỷ đồng thuộc địa bàn các huyện còn lại trong tỉnh;
+ UBND thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm phê duyệt phương án đối với các dự án thuộc địa bàn địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 20 tỷ đồng trở xuống;
+ UBND các huyện còn lại phê duyệt phương án đối với các dự án thuộc địa bàn địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 10 tỷ đồng trở xuống;
- Cơ quan thẩm định phương án:
+ Sở Tài chính thẩm định phương án đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định phương án đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.
- Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Tại Sở Tài chính (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh) hoặc Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện).
- Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc.
- Quy trình giải quyết:
+ Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh:
Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án và trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) phê duyệt: 22 ngày.
Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và trả hồ sơ cho Sở Tài chính: 07 ngày.
Sở Tài chính trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày.
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Tài chính - Kế hoạch: 01 ngày.
Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định phương án, trả kết quả thẩm định về Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: 22 ngày;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phối hợp Văn phòng UBND cấp huyện trình phê duyệt, trả kết quả: 07 ngày.
g) Bước 7: Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Trong thời hạn không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải tổ chức công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Việc công khai phương án được thực hiện theo Điều 57 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
h) Bước 8: Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Sau 5 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người có đất bị thu hồi, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.
Trình tự, nguyên tắc chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
i) Bước 9: Quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án:
Sau khi thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tham mưu UBND cấp huyện báo cáo kết quả về UBND tỉnh để quyết định giao đất, cho thuê đất, đồng thời gửi báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) quyết định giao đất, cho thuê đất. Trường hợp đất mới được giải phóng mặt bằng, cần phải đo đạc để lập hồ sơ thu hồi đất thì thời gian đo đạc, lập hồ sơ không quá 10 ngày.
Trong thời hạn 2 ngày, Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh ký quyết định giao đất, cho thuê đất và trả hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trả kết quả cho nhà đầu tư.
3. Trong trường hợp trong khu đất xin giao, xin thuê có một phần diện tích đất công hoặc đất không phải thực hiện giải phóng mặt bằng, thì thực hiện ngay việc cho thuê đất, giao đất đối với phần đất này cho nhà đầu tư.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất trong trường hợp này thực hiện theo Điều 21 quy định này.
4. Trong trường hợp chưa thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên toàn bộ khu đất, nếu nhà đầu tư có yêu cầu giao đất theo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì thực hiện ngay việc cho thuê đất, giao đất đối với diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất trong trường hợp này thực hiện theo điểm i, khoản 2 điều này.


1. Thành phần hồ sơ: 02 bộ
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có 01 trong 05 loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, thoả thuận hoặc văn bản khác có giá trị tương đương;
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
2. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời gian và quy trình giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh): 07 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh quyết định và trả hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.
- Sở Tài nguyên và Môi trường trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày.
Mục 2

Điều 24. Cấp giấy phép xây dựng

Khi tiến hành xây dựng, nhà đầu tư lập thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho cả dự án hoặc từng hạng mục công trình, trừ các công trình được miễn cấp phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định có liên quan.
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao hợp lệ về một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định về đất đai;
- Văn bản thẩm định thiết kế cơ sở và các phần bổ sung theo yêu cầu của văn bản thẩm định thiết kế cơ sở (nếu có); bản vẽ thiết kế xây dựng công trình đối với dự án chưa thẩm định thiết kế cơ sở hoặc có thay đổi so với thiết kế cơ sở đã được thẩm định;
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy biên nhận đăng ký đầu tư;
- Các văn bản liên quan đến phòng cháy chữa cháy, tác động môi trường.
2. Cơ quan giải quyết cấp phép xây dựng:
a) Sở Xây dựng Lâm Đồng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo bảng phân cấp công trình quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử, văn hóa; công trình tượng đài; quảng cáo; tranh hoành tráng trên địa bàn toàn tỉnh; những công trình trên các tuyến đường trong đô thị có lộ giới từ 20 mét trở lên.
b) UBND cấp huyện cấp giấy phép cho những công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do cấp huyện quản lý.
c) UBND cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch thuộc địa giới hành chính do xã quản lý.
d) Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp giấy phép xây dựng trong các khu công nghiệp.


1. Tiến độ đầu tư các dự án có xây dựng phải theo quy định của Luật Xây dựng. Thời gian triển khai xây dựng để đưa dự án vào hoạt động như sau:
- Dự án nhóm A: không quá 10 năm;
- Dự án nhóm B: không quá 4 năm;
- Dự án nhóm C: không quá 2 năm.
2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với các dự án sử dụng đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê thì kể từ ngày chủ đầu tư nhận bàn giao đất trên thực địa), chủ đầu tư phải hoàn tất các thủ tục và triển khai xây dựng.
Quá thời hạn nêu trên mà không triển khai dự án thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư tỉnh sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
3. Chủ đầu tư phải triển khai thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết tại dự án đầu tư và quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án chậm so với tiến độ quy định trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc nội dung đăng ký đầu tư mà không có lý do chính đáng và không được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư cho phép gia hạn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thông báo đăng ký đầu tư của chủ đầu tư không còn giá trị thực hiện và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
4. Chỉ có chủ đầu tư dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới được phép triển khai dự án. Trường hợp thay đổi chủ đầu tư dự án do liên doanh, liên kết, góp vốn, cổ phần hóa đều phải được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận thì mới được triển khai dự án; mọi trường hợp tự ý thay đổi chủ đầu tư dự án mà chưa được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận thì đều bị thu hồi dự án.
5. Các trường hợp vi phạm khác phải chấm dứt hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV. CÁC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ ĐƯỢC ÁP DỤNG CỤ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 


Dự án đầu tư đáp ứng một trong các điều kiện sau đây được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật; nội dung ưu đãi được ghi vào giấy chứng nhận đầu tư:
1. Đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư theo danh mục được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
2. Đầu tư vào địa bàn ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo danh mục được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/ 2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: thị xã Bảo Lộc;
b) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: tất cả các huyện trong tỉnh (trừ thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc).


1. Mức thuế suất 20% áp dụng trong thời gian 10 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:
a) Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn thành phố Đà Lạt;
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư;
c) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc;
2. Mức thuế suất 15% áp dụng trong thời gian 12 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:
a) Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn thị xã Bảo Lộc;
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc;
3. Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:
a) Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn các huyện trong tỉnh;
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư;
4. Hết thời gian được áp dụng mức thuế suất ưu đãi, các hợp tác xã và cơ sở kinh doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%.


1. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
3. Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn thị xã Bảo Lộc và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm đến địa bàn thị xã Bảo Lộc.
4. Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc.
5. Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn các huyện.
6. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 27 và việc miễn thuế, giảm thuế quy định tại điều này chỉ thực hiện đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập hạch toán độc lập và đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì phải theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế thì được xác định theo tỷ trọng doanh thu của hoạt động được miễn thuế, giảm thuế trên tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.


1. Được miễn 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới tại thành phố Đà Lạt và không thuộc ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc ưu đãi đầu tư.
2. Được miễn 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 04 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc.
3. Được miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn các huyện.
4. Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 05 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc.
5. Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc.
6. Được miễn 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn các huyện; các dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn các huyện.
7. Các cơ sở kinh doanh còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo các Điều 37, 38, 40, 41 của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.


Việc ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu thực hiện theo Nghị định 149/2005/ NĐ-CP ngày 9/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 31. Miễn, giảm tiền sử dụng đất

Nhà đầu tư được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất như sau:
1. Được giảm 20% tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất đối với cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời theo quy hoạch; nhưng diện tích đất được giảm tối đa không vượt quá diện tích tại địa điểm phải di dời.
2. Được miễn nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp:
a) Đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh theo chủ trương xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Phần diện tích được miễn không quá hạn mức sử dụng đất tối đa cho từng loại công trình với quy mô các hạng mục mang tính chất xã hội hoá tương ứng.
b) Đất xây dựng nhà chung cư cao tầng cho công nhân các khu công nghiệp.

Điều 32. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước

1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian hoạt động của dự án cho các trường hợp sau:
a) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện trên địa bàn các huyện;
b) Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả giá bán hoặc giá cho thuê nhà, trong cơ cấu giá bán hoặc giá cho thuê nhà không có chi phí về tiền thuê đất;
c) Dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách Nhà nước, đơn vị được giao quản lý sử dụng cho sinh viên ở chỉ được tính thu phí đủ trang trải chi phí phục vụ, điện nước, chi phí quản lý và chi phí khác có liên quan, không được tính chi phí về tiền thuê đất và khấu hao giá trị nhà;
d) Dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hóa) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, khoa học - công nghệ.
2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì miễn tiền thuê theo tổng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó; trường hợp không thể tính riêng được tổng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất.
3. Miễn có thời hạn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động, cụ thể như sau:
a) Được miễn 03 năm đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; cơ sở kinh doanh thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
b) Được miễn 07 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn thị xã Bảo Lộc; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
c) Được miễn 11 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn các huyện; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn thị xã Bảo Lộc.
d) Được miễn 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn các huyện.
4. Dự án đang sử dụng đất được giao khi chuyển sang thuê đất, nếu dự án đó thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại điểm a khoản 1 và các khoản 2, 3 điều này thì được miễn tiền thuê đất cho thời gian còn lại của thời hạn được miễn tiền thuê đất.
5. Dự án gặp khó khăn phải tạm ngừng xây dựng, tạm ngừng hoạt động được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian tạm ngừng xây dựng cơ bản, tạm ngừng hoạt động theo sự xác nhận của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 33. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong những trường hợp sau:
1. Thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với hợp tác xã được giảm 50% tiền thuê đất.
2. Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà bị thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại dưới 40% sản lượng được xét giảm tiền thuê tương ứng; thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đất đối với năm bị thiệt hại.
3. Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản khi bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh.

Xem thêm