Được tạo bởi Blogger.

Đề án Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012-2020 tỉnh Hà Tĩnh (Phần 2)


PHẦN THỨ II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
 QUỸ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012 - 2020 nhằm nâng cao giá trị kinh tế đất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
          Phát triển quỹ đất trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt, điều chỉnh, bổ sung; đồng thời xây dựng quy hoạch mới có tính chiến lược nhằm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế các loại đất để sử dụng vào các mục đích chủ yếu sau đây:
          - Phát triển các khu đô thị;
          - Xây dựng khu thương mại, dịch vụ và du lịch;
          - Xây dựng khu công nghiệp tập trung; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
          - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông;
          - Phát triển khu dân cư nông thôn;
- Xây dựng quỹ đất tái định cư cho các dự án, đất ở cho các đối tượng xã hội, cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang và người có thu nhập thấp.
- Góp phần tăng nguồn thu ngân sách; thực hiện công bằng xã hội và "ổn định, phát triển thị trường bất động sản".
II. NHIỆM VỤ
1. Định hướng phát triển quỹ đất
          - Quy hoạch phát triển quỹ đất phải đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, tiết kiệm quỹ đất, hạn chế chuyển đổi đất trồng 2 vụ lúa sử dụng sang mục đích khác. Ưu tiên bố trí đất cho phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu kinh kế; phát triển du lịch và dịch vụ; phát triển dân cư, đặc biệt là khu vực đô thị.
          - Tập trung phát triển quỹ đất gắn với các khu đô thị, khu kinh tế và những vùng có tiềm năng và lợi thế. Các khu đất được quy hoạch phục vụ cho việc đấu giá đất ở; đấu giá, giao đất có thu tiền sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất khu du lịch, phát triển thương mại, dịch vụ chỉ tập trung thực hiện ở những vùng có lợi thế vị trí, mặt bằng giá đất cao, nhằm đảm bảo nguyên tắc: trừ chi phí đầu tư, vẫn có lãi.
          - Các khu đất quy hoạch để giao đất ở cho các đối tượng chính sách, cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang; cho thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất du lịch, phát triển thương mại, dịch vụ chỉ đầu tư hạ tầng với suất đầu tư tối thiểu nhưng phải đảm bảo tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
          - Đối với các công trình hạ tầng giao thông, khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng phải tính toán quỹ đất hai bên đường với mức tối thiểu 50 m mỗi bên đối với khu vực dân cư và 100 m mỗi bên đối với các khu vực khác.
2. Phát triển quỹ đất giai đoạn 2012 – 2020
          Trên cơ sở rà soát các quy hoạch được duyệt, dự kiến Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, dự báo phát triển dân số (năm 2010: 1,228 triệu người; năm 2015: 1,35 triệu người và năm 2020 lên hơn 1,5 triệu người); bổ sung quy hoạch và khả năng thực hiện ở các địa phương, tổng quỹ đất toàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2020 cần phát triển để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng là 11.902ha ha, gồm:
          2.1. Đất ở
          - Quỹ đất để sử dụng mục đích đất ở là 2.101 ha, trong đó:
          + Khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị 664 ha.
          + Khu vực nông thôn 1.437 ha.
          - Hình thức bố trí sử dụng: Các khu, điểm quy hoạch vào mục đích đất ở sau khi được GPMB và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sẽ cho vào quỹ đất ở để bố trí sử dụng theo các hình thức sau:
          + Giao đất ở cho các đối tượng chính sách, dự án nhà ở xã hội, đối tượng cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang; đất ở phục vụ tái định cư 945 ha (ước tính nhu cầu thực tế tại các địa phương là khoảng 45%; trong đó quỹ đất tái định cư dự kiến để bố trí cho hơn 7.500 hộ tái định cư, tập trung chủ yếu tại các huyện Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Sơn và Vũ Quang).
          + Giao đất ở theo hình thức đấu giá: 1.156 ha (khoảng 55%).
          2.2. Đất chuyên dùng
          - Quỹ đất để sử dụng mục đích đất chuyên dùng là 9.801 ha, sau khi được quy hoạch chi tiết sẽ cho vào quỹ đất chuyên dùng bố trí sử dụng theo các hình thức:
          + Quỹ đất đấu giá để thực hiện dự án là 222 ha, đây là những khu đất có lợi thế vị trí, có khả năng sinh lợi cao.
          + Quỹ đất giao có thu tiền sử dụng đất cho các dự án sản xuất kinh doanh: 906 ha, đây là những khu quy hoạch nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
          + Quỹ đất cho thuê: 2.233 ha; thuộc quỹ đất quy hoạch khu công nghiệp,  cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề.
          + Quỹ đất giao cho các dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình giao thông: 6.440 ha (trong đó, đất để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của khu dân cư 763 ha; còn lại 5.677ha để thực hiện xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các dự án phát triển giao thông, thủy lợi, cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, dịch vụ xã hội).
(Có Phụ lục số 02 kèm theo)
3. Kế hoạch thực hiện
3.1. Giai đoạn 2012 - 2015
Tổng quỹ đất phải thực hiện bồi thường GPMB đoạn 2012 - 2015 là 4.722 ha (chiếm 40% của tổng nhu cầu đến năm 2020); trong đó:
- Quỹ đất ở: 840 ha, gồm:
+ Khu vực đô thị: 265 ha (trong đó, diện tích đấu giá 145 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 120 ha).
+ Khu vực nông thôn: 575 ha (trong đó, diện tích đấu giá 316 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 259 ha).
- Quỹ đất sản xuất kinh doanh: 451 ha (trong đó, diện tích đấu giá 89 ha; diện tích giao có thu tiền sử dụng đất 362 ha).
- Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung: 894 ha.
- Quỹ đất đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: 2.537 ha.
(có Phụ lục số 02akèm theo)
3.2. Giai đoạn 2016 - 2020
Tổng quỹ đất phải thực hiện bồi thường GPMB đoạn 2016 - 2020 là 7.180 ha (chiếm 60% của tổng nhu cầu đến năm 2020); trong đó:
- Quỹ đất ở  1.261 ha, gồm:
+ Khu vực đô thị: 399 ha (trong đó, diện tích đấu giá 220 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 179 ha).
+ Khu vực nông thôn: 862 ha (trong đó, diện tích đấu giá 475 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 387 ha).
- Quỹ đất sản xuất kinh doanh: 677 ha (trong đó, diện tích đấu giá 133 ha; diện tích giao có thu tiền sử dụng đất 544 ha).
- Quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung: 1.339 ha.
- Quỹ đất đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: 3.903 ha.
(Có Phụ lục số 02b)
4.  Khái toán nguồn thu tiền sử dụng đất
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 45.880 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 18.398 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 27.482 tỷ đồng.
Chi tiết các huyện, thành phố, thị xã như sau:
4.1. Thành phố Hà Tĩnh:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 11.852 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 5.758 là tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 6.094 tỷ đồng.
4.2. Thị xã Hồng Lĩnh:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 1.701 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 545 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.156tỷ đồng.
4.3. Huyện Kỳ Anh:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 6.063 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 2.259 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 3.804tỷ đồng.
4.4. Huyện Cẩm Xuyên:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 3.785 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.291tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 2.494 tỷ đồng.
4.5. Huyện Thạch Hà:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 6.559 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 2.594 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 3.965 tỷ đồng.
4.6. Huyện Can Lộc:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.566 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 949 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.617tỷ đồng.
4.7. Huyện Nghi Xuân:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.797 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 969 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.828tỷ đồng.
4.3.8. Huyện Hương Khê:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 1.564 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 592 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 973 tỷ đồng.
4.9. Huyện Hương Sơn:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 3.393 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.277tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 2.116tỷ đồng.
4.10. Huyện Vũ Quang:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 662 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 264 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 398 tỷ đồng.
4.11. Huyện Đức Thọ:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.466 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 801 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.665tỷ đồng.
4.12. Huyện Lộc Hà:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.475 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.101tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.374tỷ đồng.
 (Có Phụ lục số 03 kèm theo)
5. Nhu cầu nguồn vốn để thực hiện Đề án
5.1. Nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án giai đoạn 2012 - 2020 dự kiến 32.150 tỷ đồng; trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 12.872 tỷ đồng để thực hiện:
+ Hoàn thiện quy hoạch để phát triển quỹ đất: 214 tỷ đồng (7.139 ha  x  0,03 tỷ đồng/ha; khoảng 60% chưa có quy hoạch chi tiết). 
+ Thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất: 6.333 tỷ đồng với diện tích 4.722 ha.
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: 6.325 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 19.278 tỷ đồng để thực hiện:
+ Thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất: 9.797 tỷ đồng với diện tích 7.180 ha.
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: 9.481 tỷ đồng.
(số liệu chi tiết có Phụ lục 04 và 05 kèm theo)
5.3. Nguồn vốn và hình thức tạo nguồn vốn
- Nguồn vốn để phát triển quỹ đất được lấy từ Quỹ phát triển đất, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và huy động các nguồn khác theo hình thức xã hội hoá.
- Hình thức tạo nguồn vốn: Tăng cường công tác đấu giá, giao đất có thu tiền sử dụng đất để tăng vốn Quỹ phát triển đất; tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư từ Trung ương; đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, PP và BT; thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.  
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Rà soát các quy hoạch hiện có để đánh giá mức độ phù hợp; lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết (đặc biệt tập trung vào những khu, điểm có quy mô diện tích lớn, có lợi thế vị trí nhưng hiện sử dụng chưa hiệu quả hoặc chưa được sử dụng).
- Tập trung cho công tác quy hoạch mới ở các vùng đất có tiềm năng và lợi thế nhưng chưa có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để phát triển các vùng đất này.
- Cắm mốc; công bố, công khai rộng rãi các quy hoạch được duyệt.
- Cung cấp thông tin quy hoạch cho các đối tượng có nhu cầu.
- Quản lý chặt chẽ mặt bằng quy hoạch; cấp phép xây dựng theo quy hoạch.
2. Các giải pháp về kinh tế
- Bố trí vốn cho công tác khảo sát, lập điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đặc biệt quy hoạch mở rộng quỹ đất.
- Sử dụng nguồn lực từ Quỹ phát triển đất, khuyến khích các nhà đầu tư ứng trước vốn để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng; đồng thời tạo cơ chế, chính sách cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Thực hiện công tác đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với các vùng đất có lợi thế để tăng nguồn thu ngân sách.
- Thực hiện chính sách phân bổ tiền sử dụng đất theo hướng:
Xem xét điều chỉnh tỷ lệ điều tiết phân chia nguồn thu từ đất cho các cấp ngân sách theo hướng đảm bảo ưu tiên nguồn vốn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tăng giá trị đất, tạo lập thị trường bất động sản phát triển.
3. Các giải pháp về kỹ thuật
- Tổ chức khảo sát, đo đạc, cắm mốc giải phóng mặt bằng, mốc thi công dự án.
- Lập dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ và thực hiện đầu tư xây dựng để tăng giá trị quyền sử dụng đất.
          4. Giải pháp về quản lý hành chính
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, sự cần thiết phải thực hiện Đề án.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về:
+ Quy hoạch, đo đạc, quản lý dự án đầu tư, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.
+ Các quy định về phân công, phân cấp, kiểm tra, giám sát thực hiện.
+ Bổ sung quy định về phân chia tỷ lệ nguồn thu từ đất cho các cấp.
+ Quy định về chính sách sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Quy định cụ thể về hình thức, phương thức giao đất (giao chỉ định, đấu giá), cho thuê đất thu tiền sử dụng đất và kế hoạch thực hiện.
+ Ban hành quy định về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Kiện toàncơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp tỉnh,  đưa trung tâm đấu giácác tổ chức đấu giá đất, vào hoạt động có hiệu quả. Tthành lập Hội đồng định giá đất cấp tỉnh phục vụ tốt cho công tác phát triển quỹ đất.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảngcáctổ chức cơ sở Đảng, chính quyền các cấp.
- Cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực đất đai.
- Kêu gọi xúc tiến đầu tư, đặc biệt tập trung vào những khu, điểm có quy mô diện tích lớn, có lợi thế vị trí nhưng hiện sử dụng chưa hiệu quả hoặc chưa được sử dụng; chú trọng việc huy động nguồn lực để thực hiện.
- Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thực hiện theo kế hoạch.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy hoạch kế hoạch.
5. Giải pháp về phân cấp và tổ chức quản lý, thực hiện
5.1. Việc tạo lập quỹ đất sạch
- Các Ban quản lý khu kinh tế (Vũng Áng, Cầu Treo) chịu trách nhiệm tổ chức và phối hợp các sở, ngành, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thực hiện dự án trong phạm vi Khu kinh tế, Khu công nghiệp.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện lập thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với: các khu thương mại, dịch vụ, du lịch, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khu đô thị, khu dân cư nông thôn và các khu tái định cư. Trừ các khu quy hoạch tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện.
-Cấp tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh tổ chức thực hiện một số dự án được xác định cụ thể trong nội dung Đề án thuộc khu đô thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
5.2. Về quản lý quy hoạch và khai thác quỹ đất
- Quản lý, tổ chức khai thác quỹ đất theo quy hoạch và quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp do các Ban quản lý khu kinh tế thực hiện.
- Quản lý, thực hiện quy hoạch khu đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề, khu thương mại, dịch vụ, du lịch thuộc thẩm quyền cấp huyện và quỹ đất tái định cư do UBND các huyện, thành phố, thị xã trực tiếp thực hiện, hàng năm phải được báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về số lượng và vị trí các lô đất tái định cư.
- Quản lý, tổ chức khai thác quỹ đất quy hoạch và quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch thuộc thẩm quyền cấp tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện.
- Các ngành, địa phương tiếp tục phối hợp điều tra, khảo sát những vùng đất có quy mô diện tích lớn, có lợi thế vị trí nhưng hiện sử dụng chưa hiệu quả hoặc chưa được sử dụng để lập bổ sung, điều chỉnh quy hoạch vào các mục đích phát triển đô thị, khu du lịch, thương mại ... nhằm tạo thêm quỹ đất phục vụ các nhu cầu.
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Khảo sát, lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mới ở các địa phương (hoàn thành trong Quý I/2012).
2. Xây dựng quy hoạch chi tiết, lập các dự án GPMB, đầu tư hạ tầng để tạo quỹ đất; xác định chủ đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư (hoàn thành trong Quý II/ 2012).
3. Triển khai thực hiện các dự án từ Quý III/2012.
4. Năm 2012 tập trung triển khai thực hiện tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và huyện Kỳ Anh. 
5.Năm 2013 triển khai diện rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
65. Đến năm 2015: Cơ bản thực hiện đối với phần quy hoạch đã có và tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng tạo quỹ đất sạch.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án; tổ chức chỉ đạo, thực hiện việc khảo sát đo đạc lập bản đồ, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng giá đất.
2. Sở Tài chính: Xây dựng cơ chế chính sách (đặc biệt là cơ chế chính sách về vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng); bố trí vốn từ quỹ phát triển đất; xác định và điều tiết, phân bổ nguồn thu; phối hợp thẩm định dự án, thẩm định bồi thường.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính xây dựng phương án sử dụng nguồn Quỹ phát triển đất để cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng các khu đất theo quy hoạch; xây dựng danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Sở Xây dựng: Chỉ đạo các địa phương, ngành hoàn thiện quy hoạch; thẩm định quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở theo thẩm quyền.
5. Sở Giao thông - Vận tải: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo các quy hoạch thuộc phạm vi Đề án.
6. Sở Công thương: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo các quy hoạch thuộc phạm vi Đề án.
7. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ theo các quy hoạch thuộc phạm vi Đề án.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông  thôn: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc ngành mình đã được xác định trong phạm vi Đề án; chỉ đạo lập, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,.. nhằm góp phần cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
9. Cục thuế: Xây dựng cơ chế, chính sách thuế; thu nộp ngân sách các nguồn thu từ đất thuộc phạm vi Đề án.
10. Kho bạc Nhà nước: Thực hiện việc giải ngân kịp thời; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
11. Các Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Cầu Treo: Căn cứ nội dung Đề án tiến hành hoàn thiện quy hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.
12. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã: Trên cơ sở nội dung Đề án có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch chi tiết; lập các dự án GPMB, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
13. Trung tâm Phát triển quỹ đất: Thực hiện việc trích đo bản đồ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với những công trình, dự án được UBND tỉnh giao./.

                                       TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
                                      KT. CHỦ TỊCH
                                      PHÓ CHỦ TỊCH




                                        Lê Đình Sơn
Share on Google Plus

CHANHVAPHONG.COM - NGUYỄN VĂN BÁCH

Ứng dụng cá nhân hỗ trợ, kết nối, chia sẻ nghiệp vụ công tác của Thạc sỹ - Kỹ sư Nguyễn Văn Bách

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

btn-zalo